Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Chuyện về Rượu!!!


Để được gọi là rượu, thức uống phải chứa khoảng 14% độ cồn trở lên (trên 140) Nhưng với nồng độ này, rượu vẫn chỉ là các loaị rượu vang (wine), dù mang các nhãn hiệu Champagne, Sherry, Madeira, Port… Vang được sản xuất bằng cách ủ nho cho lên men tự nhiên, không qua khâu chưng cất, làm sao đạt nồng độ cao? Ngay vang có pha chế hương liệu (aromatised wines) - kể cả thêm chút đỉnh rượu mạnh cho nặng “đô” - độ cồn cho phép chỉ từ 16% đến 20% nên uống vẫn không “bốc”.

Vậy thì, rượu “thứ thiệt” phải có nồng độ gấp hai lần vang (cũng như vang “thứ thiệt” phải có nồng độ gấp hai lần bia). Nghĩa là rượu mạnh (spirit) tối thiểu đạt nồng độ 30%, nhưng thông thường đều trên dưới 40%, thậm chí có loại vượt 50%.

Rượu mạnh gồm một số loại thông dụng trên thế giới, được nhiều người biết đến qua các tên Whisky, Cognac, Rum, Vodka, Gin… Trong đó, Whisky và Cognac được sản xuất với số lượng nhiều hơn cả.

Whisky là sản phẩm chưng cất từ hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen, ngô và các loại hạt ngũ cốc nhỏ khác. Trước năm 1820, tất cả các loại Whisky đều được làm ra từ mạch nha của lúa đại mạch (nên còn có tên “Whisky đại mạch”). Việc chưng cất loại Whisky từ lúa đại mạch pha trộn với ngô xuất hiện vào những năm 1830, sau khi bằng sáng chế được cung cấp. Từ đó, người ta mới phát hiện ra rằng Whisky pha trộn có mùi vị êm dịu hơn. Nhưng Whisky tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu là khoai tây, trái cây hay bất cứ loại thực phẩm nào khác ngoài những thứ đã kể trên.

Có 4 dòng Whisky chính trên thế giới là Scotch (Scotland), Irish (Ireland), Mỹ và Canada. Trong đó, dòng Scotch là lâu đời nhất (khoảng năm 1100) và cũng nổi tiếng nhất, tương truyền do một tu sĩ Thiên Chúa giáo phát kiến đầu tiên. Chúng ta hẳn đều biết “Ông già chống gậy” (Johnnie Walker) là nhãn hiệu của một loại Whisky Scotch danh tiếng. Để được mang tên Whisky Scotch, theo luật pháp nước Anh, rượu phải có nguyên liệu là lúa mạch, được ủ trong các thùng gỗ sồi với thời gian ít nhất là 2 năm. Johnnie Walker nhãn đỏ (Red Label) được pha chế từ hơn 40 loại Whisky Scotch đã được ủ trên 3 năm. Johnnie Walker nhãn đen (Black Label) cũng được pha chế từ hơn 40 loại Whisky Scotch ngon nhất nhưng tất cả đều phải để trưởng thành lâu hơn 12 năm cho chín mùi.

Nổi tiếng nhất trong dòng Whisky Scotch là Chivas Regal với doanh số lên đến 3,5 triệu thùng mỗi năm (42 triệu chai) – doanh số cao nhất trong các loại Whisky - được pha chế từ 50 loại Whisky Scotch khác nhau. Tấ nhiên, công thức pha chế các loại “Ông già chống gậy” và Chivas Regal đều hoàn toàn bí mật. Gần đây, trên thị trường còn tung ra thêm hai loại nữa là loại nhãn vàng (Gold Label) và nhãn xanh (Blue Label). Hai loại trên có hương vị êm dịu hơn do được pha trộn trên 40 loại Whisky Scotch, cộng với thời gian ủ lâu hơn.

Whisky Irish có nguyên liệu tương tự Whisky Scotch, nhưng lại chưng cất trong nồi có cột (patent-still, còn gọi là column-still) thay vì trong nồi cổ cong (pot-still, còn gọi là nồi “củ hành” vì hình dạng nồi giống củ hành).

Whisky Mỹ còn có tên là Whisky Bourbon dùng nguyên liệu chính là ngô. Theo quy định của chính phủ Mỹ, đây là “loại Whisky được chưng cất từ mạch nha của các loại hạt với trên 51% là ngô, độ cồn không được vượt quá 800” và “phải được ủ trong thời gian tối thiểu là 2 năm”, tuy hầu hết các Whisky Bourbon đều được ủ từ 4 năm trở lên. Whisky Mỹ được coi là ngon nhất khi có độ cồn trong khoảng 63-700 sau khi chưng cất, và qua thời gian ủ còn trên dưới 350. Nổi tiếng nhất trong dòng Whisky Mỹ là các nhãn Four Roses Bourbon và Jack Daniel’s Bourbon. Tuy nhiên, do là sản phẩm từ ngô, nên hương vị có khác hai dòng kể trên, khi uống có mùi thơm khá lạ, có cảm tưởng nặng hơn các loại khác. Bạn có thể chứng kiến dân Mỹ ghiền thứ này ra sao qua những bộ phim cao bồi Viễn Tây trứ danh của họ. (Còn tiếp)

Whisky Canada dùng lúa mạch đen và ngô làm nguyên liệu chính (cộng với các loại hạt nhỏ khác), với cách chưng cất giống Whisky Irish và phải ủ tối thiểu 4 năm trước khi bán. Chính vì dùng nguyên liệu chính là lúa mạch đen nên Whisky Canada còn có tên là “Whisky lúa mạch đen” (Rye Whisky) và có màu từ nâu đậm đến đen. Crown Royal được tiêu thụ mạnh nhất trong các loại Whisky Canada.

Xin chú ý tất cả các thứ rượu Whisky đều không có các chữ VSOP, XO hay các ngôi sao trên nhãn hiệu, trừ rượu mang tên “Seagram V.O” (Very Old - rất cũ) thuộc dòng Whisky Canada.

Brandy chỉ chung các loại rượu mạnh chưng cất từ rượu vang (nho) hay từ trái cây đã lên men. Thường Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70-80%, rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình ôxy hoá, sau đó pha thêm nước cất để đạt độ cồn khoảng 40%. Cũng có khi Brandy được pha thêm caramel (đường ngào) để có màu đẹp. Brandy có hai dòng chính là Cognac và Armagnac.

Cognac chưng cất từ nho. Chất lượng rượu Cognac không chỉ phụ thuộc tiến trình chưng cất mà còn là sự tổng hợp của thổ nhưỡng, khí hậu và các điều kiện khác để cho ra trái nho. Nho sau khi hái, ép lấy nước cốt, để lên men rồi mới đưa vào nồi cất. Rượu mới cất không có màu, chứa khoảng 70% cồn và còn mùi vị trái cây, thậm chí cả mùi đồng (của nồi cất). Đổ vào ủ trong thùng gỗ sồi, rượu đổi dần thành màu hổ phách và có hương vị nho dịu dàng. Bước tiếp theo là pha chế các loại Cognac với nhau sao cho rượu có vị ngon nhất trước khi đóng chai, dán nhãn.

Thường các ngôi sao hoặc các chữ ký hiệu được ghi vào nhãn để định rõ chất lượng rượu. V.O (very old), V.S.O.P (very superior old pale - chữ này dân nhậu hay đọc lái ra theo tiếng Pháp thành Verser Sans Oublier Personne, có nghĩa là Rót không chừa một ai. Trường hợp này, dân không chịu uống sẽ đọc thành Verser Sans Obliger Personne, có nghĩa là Rót không bắt buộc ai. Kiểu chơi chữ này tương tự như Tửu bất khả ép, rồi Ép bất khả từ v..v). Những ký hiệu bằng chữ viết tắt trên được coi vượt cả 3 sao về thời gian ủ rượu (3 sao phải đạt ít nhất 4 năm rưỡi) và do đó, vượt luôn về chất lượng.

Extra, X.O (Extra Old), Napoleon, Grand Reserve, Gordon Bleu, Liqueur Cognac dùng để chỉ những loại rượu Cognac được ủ rất lâu, trên 50 năm hay hơn nữa. Đặc điểm của Cognac là khi đổ trên tay, hơi ấm từ lòng bàn tay làm rượu toả mùi thơm rất mạnh. Các loại Cognac thông dụng ở thị trường Việt Nam là Hennessy, Martell, Remi Martin.
RƯỢU BÀU ĐÁ - ĐỆ NHẤT DANH TỬU VIỆT NAM
RƯỢU BÀU ĐÁ TÔN VINH NGHĨA KHÍ ĐÀN ÔNG VIỆT NAM.
RƯỢU BÀU ĐÁ KẾT NỐI BẠN BÈ

Rượu BÀU ĐÁ hiện có mặt tại 30 nước trên Thế Giới như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Pháp…Như chúng ta đã biết nước Nga nổi tiếng với rượu Vodka, nước Pháp nổi tiếng với rượu Vang, nước Nhật nổi tiếng với rượu Sake…Và dĩ nhiên tại Việt Nam thật là thiếu sót nếu không biết đến Rượu Bàu Đá.
* Rượu Bàu Đá được sản xuất tại làng Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Rượu được chưng cất từ nguồn nước suối chảy vào cái bàu đá của làng. Do đó tên Rượu Bàu Đá xuất phát từ đây, chính nhờ nguồn nước này đã tạo nên hương vị độc đáo của rượu Bàu Đá mà không có loại rượu nào có .
* Cách thưởng thức rượu Bàu Đá: Rượu Bàu Đá không phải là thứ rượu uống bằng ly cối, ly trà đá, mà thưởng thức nó chúng ta phải nhắm nháp để cảm nhận hết vị cay, vị ngọt nồng trong từng giọt rượu. Chúng ta cảm nhận được sự lan toả của từng ngụm rượu trong cơ thể, cảm nhận được cái “Hậu” rất đằm thấm, êm dịu sau khi uống
Một chuyên gia sành rượu đã nhận xét: “Ở Việt Nam, theo tôi được biết, các chuyên gia sành rượu chỉ thích một trong hai loại: Làng Vân chính hiệu và Bàu Đá chính hiệu. Tuy nhiên rượu Làng Vân ít được nhiều người yêu thích hơn vì theo nhiều người, là thứ rượu thanh nhưng không đậm, hơi nhạt. Kiểu như một cô gái khá nhu mì và xinh xắn nhưng không nhiều sâu sắc nội tâm. Còn Rượu Bàu Đá thì nồng nàn và thơm nồng như người con gái đa tình Nam Bộ, lại vừa thanh dịu như nàng trinh nữ Hà Thành”
* Rượu Bàu Đá là chất men của sự thành công, là liều thuốc an thần khi có chuyện buồn, là sợi dây kết nối bạn bè, là chất xúc tác tôn vinh nghĩa khí đàn ông Việt Nam. Rượu Bàu Đá dùng làm quà tặng cho người thân, bạn bè trong mỗi dịp lễ tết, xuân về. Dùng làm rượu cúng để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính đối với tổ tiên, ông bà… Là thức uống mở đầu câu chuyện chúc mừng năm mới, đám hỏi, đám cưới ở các làng quê Bình Định.
Chính vì thế, Rượu Bàu Đá được dùng làm quà tặng đối với bà con Việt Kiều để họ gợi nhớ về Quê Hương Việt Nam thân yêu. Ở bên trời Tây, họ không thiếu gì rượu Tây nhưng vẫn “kết” mãi rượu Bàu Đá.
Và đặc biệt công dụng dùng ngâm rượu thuốc độc nhất vô nhị mà không có loại rượu nào sánh kịp.

*Uống rượu Bàu Đá bạn sẽ khám phá hào khí Tây Sơn, Nghĩa khí của Anh hùng Áo Vải Cờ Đào Quang Trung - Nguyễn Huệ, bạn sẽ hiểu được con người, tinh thần thượng võ của miền đất võ Tây Sơn –Bình Định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét