Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Một số lực lượng đặc biệt trên Thế Giới.

Lực lượng đặc biệt trên thế giới luôn tạo nên các câu chuyện đầy huyền thoại về các chiến công. Mời quý đọc giả xem qua hình ảnh và thông tin về các lực lượng đặc biệt của nhiều quốc gia.


NAVY SEALS
 (SEa Air and Land)
Là lực lượng thủy quân chiến đấu đặc biệt trực thuộc Hải quân Hoa kỳ, được tham chiến trong một số nhiệm vụ khó khăn mà Marine không thực hiện được hoặc hỗ trợ cho Marine như phòng thủ một số phòng tuyến quan trọng trong và ngoài nước (Đại sứ Mĩ ở một số khu vực “nhạy cảm” thuộc vùng Vịnh), xung kích chiến dịch, chống khủng bố và tham sát chiến trường.
Đồng phục SEAL (Dấu màu là đặc trưng của từng đội)

 
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết về lược lượng này trong bài viết sau:


SWAT
(Special Weapon And Tactics) 
Đội đặc nhiệm của MỸ
Các tên của SWAT:SWAT(Special Weapons And Tactics), SRU, CIRT, ERT, TRT
Thành lập bởi: Paryl Gates
Đây là đội đặc nhiệm nổi tiếng nhất thế giới(Nhờ HollyHood)
Được thành lập vào năm 1967.
Nhiệm vụ:Bảo vệ trị an
Chống bắn tỉa , khủng bố,
Cứu nạn, cứu hộ, tìm người mất tích
Chống bạo động.
Swat team gồm 7-12 người thường chia thành 2 team nhỏ (red – blue), 1 team có ít nhất 3 người. Chiến thuật mà Swat hay dùng là 1 người cầm khiên đi trước, 1 người dùng shotgun phá chướng ngại vật, cửa vv… rồi ném lựu đạn  (thường là flashbang) vào các vị trí tình nghi, người còn lại dùng MP5 dọn sạch các mục tiêu có 2 chân 
Được trang bị:
Súng ngắn (pistol): Glock,M1911,Sig P226,Sig P228,M9,H&K USP,súng điện(Taser)
Súng Tiến công (Assault rifle):MP5 9mm , MP5 10mm ,UMP.
 ShotGun: M3, SPAS-12,Remington, Mossberg.
Súng tiểu liên (sub-machine):M4,Car_15, HK416,M16A2,M16, H&K G3
Bắn tỉa (sniper rifle):M14, H&K G3,M40A1,M24.(AWM thường bị cấm)
Lựu đạn:Lựu đạn cay,Lựu đạn khói,Lựu đạn choáng(Ít dùng lựu đạn nổ)
Để trở thành S.W.A.T:-Cần ít nhất 4 năm công tác trong ngành cảnh sát
-Thị lực 10/10
-Kỹ năng bắn sung, thương thuyết tốt, phản ứng nhanh
-NHƯNG bạn vẫn cần một khóa huấn luyện dài ngày tại khu huấn luyện của SWAT, Những nơi được ghi nhận là có nhiều vụ cướp nhà băng , khủng bố , bắt con tin nhất trên thế giới


OMOH
(Отряд милиции особого назначения hay Otryad Militsii Osobogo Naznacheniya)
Đươc thành lập năm 1979 nhằm bảo vệ Olympics mùa hè năm 1980 tại Moscow (Olympics mùa hè năm 1972 diễn ra ở Munich)
Nhiệm vụ chính: chống khủng bố.
Chống bạo động.
Tham gia vào các trọng án đặc biệt nghiêm trọng.
Các vấn đề tại Chechnya.
Chống Ma túy buôn lậu.
.v.v.
Vũ khí được trang bị:Súng tiến công (Assault rifle):

9A-91
AK 74
AkS 74U
Súng tiểu liên (sub-machine gun):

PP-19 Bizon
PK
Súng Phóng lựu (Grenage laucher):

Ống phóng lựu GP 25

GM-94
Súng tỉa (sniper rifle):

Vintorez
Gragunov
                                                                                                                                                                        Áo chống đạn:               



                             
Cuối cùng, họ đi bằng cái này:
Để vào được OMOH:Đây là một tổ chức đặc nhiệm quân đội nên:
+ Tham gia quân ngũ
+ Chính trị tốt
+ Sức dẻo dai chịu đựng cao với mọi địa hình cũng như thời tiết.
+ Sức khỏe của một người khổng lồ
+ Tốt nghiệp đại học quân sự loại Ưu
+ Một khóa tập luyện đáng sợ hơn bất kỳ bộ phim kinh dị rừng rú nào mà bạn đã xem.
+ Võ nghệ cao cường




SAS
(Special Air Service Regiment)
Quốc tịch:Anh
Thành lập vào 1941
Mục đích:
Một đội đặc nhiệm quân đội chuyên nhảy dù vào vùng địch (Đức, Ý trong WWII), là một sư đoàn phản ứng nhanh của Anh.Đội chống khủng bố, bắt cóc con tin mạnh nhất hiện nay
Một đội SAS thường chỉ có 2 người  và Chiến thuật của họ là nhảy xuống nơi đột kích bằng tất cả những gì địch không ngờ tới  , 1 người ném flashbang  còn người kia bắn sạch bằng súng giảm thanh  với sniping hỗ trợ  .
Trang bị:Súng tiểu liên (sub-machine gun):
Mac 10
MP5
M4A2
G3
.v.v.
Súng ngắm (Sniper rifle):
AWM
M40A1
Cách gia nhập SAS là cực kỳ khó khăn
+Bạn cần làm một chiến binh ưu tú của Anh
+Có một sức chịu đựng tốt
+Cần mắt tinh, tai thính và nhanh tay
+Sau đó, bạn sẽ bị giã cho nhừ tử tại một nơi như trong sa bàn dưới đây



GIGN
(Groupe d’Intervention de la Gendarmerie Nationale)
Được thành lập năm:1973
Nhắm mục đích: Bảo vệ Olympic năm 1972
Trang Chủ:gign.org
Trụ sở chính: Satory
Nhiệm vụ chính: giải cứu con tin, thương thuyết.
Đột kích vào cứ điểm tội phạm.
Chống khủng bố , bạo loạn.
Có 380 thành viên đã và đang hoạt động trên toàn nước Pháp, số thành viên hiện tại 120 người kể cả 11 sĩ quan.
Đã hi sinh:9 thành viên, 8 trong luyện tập, 1 trong nhiệm vụ:
Khác với “lý luận Rambo” kiểu SAS hay kiểu chiến thuật hành động của SWAT, GIGN họat động theo kiểu teamwork & camping dùng số lượng người cũng như nhóm để trấn áp tội phạm, một kiểu chiến thuật biển người thời Napoléon
Họ biết làm đủ mọi thứ: nhảy dù, nhìn trong đêm, lặn dưới nước không sủi bọt và trèo tường. Trong 1/4 thế kỷ, Đội đặc nhiệm GIGN chuyên đảm trách các nhiệm vụ khó khăn, và chỉ có 1 thành viên hy sinh trong vụ trấn áp một tên tâm thần có vũ trang vào năm 1997.
Trong lúc thi hành nhiệm vụ, họ luôn mang theo 2 khẩu. Khẩu Magnum 357 và Baretta hay HK 9mm với ống giảm thanh và ống ngắm laser. Có một kính khuếch đại ánh sáng, trong đêm tối chỉ có họ nhìn thấy điểm đỏ ở mục tiêu. Mỗi nhân viên đều là xạ thủ tinh nhuệ, mỗi ngày tập bắn không dưới hàng trăm viên đạn. Đội GIGN còn có cả loại súng Hecate II bắn đạn đại liên 12,7mm có thể xuyên thủng một bức tường dày. Để thu góp thông tin về đối phương, họ không thiếu các trang thiết bị điện tử tinh xảo.
Khi giải quyết một vụ việc, GIGN luôn ưu tiên cho sự đối thoại để tránh đổ máu. Mỗi nhóm đều có các “chuyên viên đàm phán”. Và tất cả các nhân viên đặc nhiệm đều giữ bí mật danh tính của họ. “Trước đây, bọn cướp không tấn công xe tiền bằng rốckét hay trung liên nhưng giờ thì khác cho nên về mặt kỹ thuật cũng phải thích nghi” – Thượng sĩ Bruno cho biết. Trang bị ngày càng tinh xảo vừa để bảo vệ nhân viên vừa trấn áp đối phương, nếu có thể thì theo cách nhẹ nhàng nhờ những chuyên viên đàm phán.
“Để làm nghề này phải yêu thích nó, kế đến là có tinh thần cởi mở cộng với khả năng suy nghĩ cao độ và biết lắng nghe. Nguyên tắc là đừng bao giờ hứa những gì mà không đáp ứng được. Người đàm phán là một trợ thủ, một công cụ bổ sung. Mục tiêu là làm cho đối phương đầu hàng” – Bruno nói thêm. Đã không ít lần bọn tội phạm giao súng cho anh sau nhiều giờ thương lượng. Theo năm tháng, Đội GIGN đã chạm trán với đủ mọi thành phần: kẻ thất nghiệp, mắc nợ, ly dị, tâm thần, trầm uất…
Từ 30 năm nay chỉ có 199 người được nhận bằng cấp của GIGN. Một vòng tròn trắng điểm thêm một cánh dù, một khẩu súng và ống ngắm biểu trưng cho”kỷ luật, bắn súng và vượt trên hết là lòng tôn trọng sinh mạng con người, tính chính xác trong hành động”. Các thành viên trong nhóm rất gắn bó với nhau. Ngay cả trên trường bắn, sự tin cậy và tự tin là chủ yếu. Khi một người đi lên bia tập bắn của mình để đếm kết quả, những người khác vẫn tiếp tục bắn. Đó là thông lệ, và nhất là điều này chứng tỏ một sự tin cậy tuyệt đối vào đồng đội.
Được trang bị:
Pistol:

MR 73

Glock 19

S&W 686

SIG-Sauer P228

SIG-Sauer Pro SP 2022

Five-seveN

MAS G1(Beretta 92F)
Asault rifle:

HK G3

SIG-550 và SIG-552

HK 33

Famas
MP 5
P90
Shotgun:

Remington 870

SPAS 12

Benelli M3T Super 90
Sniper rifle:



PGM Hécate II
Và các loại AW
Cuối cùng, để vào GIGN
+ Là hiến binh người Pháp (đuơng nhiên)
+ Đã có ít nhất 6 tháng tham gia quân ngũ (đuơng nhiên)
+ Chưa có gia đình
+ Ký vào bản cam kết 1631 “không được cho người thân biết bạn đang tham gia vào GIGN  , không được kết hôn khi còn hoạt động trong GIGN  vv…”
+ Sức khõe của Rambo
+ Có ít nhất 4 trong các kỹ năng bắn súng, thuơng thuyết, tháo chất nổ, Cấp cứu, sửa chữa vũ khí, bơi lặng, điều khiển *** vv…
+ Cuối cùng là 8 tháng tập luyện mà như mọi người đã biết là có 7 người đã …

RAID
Lực lượng tinh nhuệ RAID Recherche Assistance Intervention Dissuasion (Research, Assistance, Intervention, Deterrence) tạm dịch là Truy tìm, hỗ trợ, can thiệp và ngăn chặn.
Cũng giống như GIGN rất nổi tiếng, lần đầu tiên dư luận biết đến RAID là vào ngày 13 tháng 5 năm 1993. Khi một người đàn ông tên là Eric Schmitt tự xưng là “HB” (viết tắt tiếng Anh là Human Bomb hay người bom) mang một khối thuốc nổ lớn và giữ 21 trẻ em làm con tin trong 1 trường học tại Neuilly. Nicolas Sarkozy, thời đó là chủ tịch tỉnh Neuilly đã cố gắng giải cứu một vài con tin. Sau 46 tiếng, khi kẻ giữ con tin ngủ gật, các thành viên RAID đã bò vào trường họp và sơ tán 6 học sinh còn lại. Schmitt bị bắn chết ngay khi hắn thức tỉnh và cố găng với khối thuốc nổ. Tất cả trẻ em cũng như giáo viên và 1 ý tá đã được an toàn.
RAID cũng đã bắt các thành viên của Action Directe (một tổ chức khủng bố chuyên ám sát và gây rối cuối những năm 1970, là tiền than của tổ chức urban guerrilla nổi tiếng cả trong trò CS) trong một hoạt động chống khủng bố.
Gần đây, các chiên dịch của RAID diễn ra tại Pháp vào năm 2005, 2006, các vụ bắt giữ con tin tại Versailles…
Lực lượng RAID có khoảng 60 thành viên, chia làm các tổ khác nhau, trong đó chú ý có cả bộ phận phát triển vũ khí và kỹ năng chiến đầu cũng như các nhà đàm phán.
Cho đến nay đã có 3 thành viên của RAID bị thiệt mạng.


GSG-9

GSG-9 – Grenzschutzgruppe 9, hay “Đội bảo vệ biên giới số 9” thuộc đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ của cảnh sát liên bang Đức. Là một trong những đội đặc nhiệm xuất sắc nhất trên thế giới (mức độ thành công của SGS-9 là 98%), là kiểu mẫu cho nhiều đội đặc nhiệm ra đời sau này.
Huy hiệu của GSG-9
Thông tin cơ bản:
Thành lập: 17-4-1973
Quốc tịch: Đức
Chỉ huy: Olaf Lindner
Số lượng: 500 – 1000 người
Tổng hành dinh: Sankt Augustin-Hangelar, Bonn
Là một bộ phận của cành sát liên ban Đức (Bundespolizei), hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của cảnh sát liên bang và bộ trưởng an ninh.
Cơ cấu, tổ chức:
GSG-9 chia thành 3 bộ phận chính tại tổng hành dinh và nhiều bộ phận nhỏ:
- Bộ phận bộ chiến: khoảng 100 người là lực lượng chính tham gia vào các nhiệm vụ trên bộ
- Bộ phận hải chiến: 100 thành viên, chuyên thực thi các nhiệm vụ trên biển
- Bộ phận không chiến: 50 người là lực lượng tinh nhuệ trên không
- Đơn vị kỹ thuật: bộ phận chuyên nghiên cứu và thử nghiệm cho GSG9
- Trung tâm dịch vụ: bộ phận chuyên bảo trì, sửa chữa và hậu cần cho GSG9
- Đơn vị dữ liệu: cơ quan chuyên trách các vấn đề lưu trữ và giao tiếp với cộng đồng
- Bộ phận chỉ huy tác chiến
- Đơn vị huấn luyện: trung tâm huấn luyện và thu nhận tân binh
Chế độ huấn luyện rất căng thẳng

GSG-9 tham gia vào các nhiệm vụ giải cứu con tin, chống khủng bố, duy trì luật pháp Liên Bang Đức, thu thập thông tin tình báo, bảo vệ an ninh quốc gia… Từ 1972 đến 2003, GSG-9 đã hoàn thành trên 1500 nhiệm vụ. Tại giải vô địch thế giới SWAT, tổ chức 2 năm 1 lần, GSG-9 đã giành chiến thắng ấn tượng trong 7 môn thi, vượt qua 17 đối thủ khác và dành chức vô địch.Để Trở Thành Một GSG-9 Chính Thức :
- 2 năm trong ngành hành pháp
- 22 tuần huấn luyện với 13 tuần cơ bản và 9 tuần nâng cao
- Thực hiện một loạt những bài kiểm tra về tâm lý và thể lực
- Cuối cùng, chỉ có 1/5 số tân binh tốt nghiệp mỗi năm

Chương trình đào tạo GSG-9 luôn áp dụng những phương pháp huấn luyện mới nhắm nâng cao chất lượng tân binh.



ROKMCNhững năm đầu thành lập:
Ngày 15/4/1949, lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc (ROKMC) hay còn gọi là lực lượng lính thủy đánh bộ được thành lập ở sân bay Deoksan tại Jinhae với lực lượng khoảng 380 người. Lúc bấy giờ, họ chỉ được trang bị bằng những vũ khí còn sót lại của phát xít Nhật như súng tiểu liên hạng nhẹ loại 99 7.7 mm.
ROKMC là cánh tay đắc lực của quân đội Hàn Quốc, không chỉ đơn thuần là một lực lượng thuộc quân đội quốc gia, ROKMC được thành lập như một đơn vị thực thi những nhiệm vụ đặc biệt.
Vào năm 1973, khi đang là môt phần của bộ binh, ROKMC đã được sát nhập vào hải quân Hàn Quốc. Đến năm 1987 chính thức trở thành một lực lượng độc lập.
Trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên, giới truyền thông đã gọi ROKMC là những “Lính thủy đánh bộ bất khả chiến bại” sau sự kiện một tiểu đội ROKMC đã đẩy lùi cuộc tấn công của cả một tiểu đoàn địch.
Huy hiệu của lực lượng ROKMC

Tổ chức:


Hiện n
ay ROKMC đang có khoảng 25.000 quân nhân tại ngũ , đựoc tổ chức thành 2 sư đoàn và 1 lữ đoàn độc lập.

Mỗi sư đoàn gồm 5 tiểu đoàn và 4 lữ đoàn:
- Tiểu đoàn cận chiến
- Tiểu đoàn đổ bộ
- Tiểu đoàn trinh sát
- Tiểu đoàn công binh
- Tiểu đoàn hậu cần
- 4 lữ đoàn gồm: 3 lữ đoàn hải quân và 1 lữ đoàn pháo binh.
Lữ đoàn độc lập: có nhiệm vụ bảo vệ các hải đảo của Hàn Quốc.
Với cơ cấu như trên, có thể thấy ROKMC một lực lượng rất đa năng, có khả năng phối hợp với nhiều loại lực lượng khác trong quân đội Hàn Quốc.
ROKMC có khả năng thích nghi cao với nhiều loại địa hình, nhiều loại thời tiết, vượt qua được cả những cạm bẫy và các thiết bị an ninh hiện đại. Vì vậy, những nhiệm vụ mà lực lượng này nhận được cũng rất đa dạng. Do tính năng hoạt động cả trên mặt đất và trên biển ROKMC sử dụng những thiết bị đặc biệt chuyên dụng như loại xe có khả năng di chuyển trên đất và trên mặt nước. Thậm chí một số thiết bị được thiết kế riêng chỉ cho lực lượng này.
Loại xe chuyên dụng của ROKMC
Chế độ huấn luyện của ROKMC thuộc hàng khắc nghiệt nhất trên thế giới nên các binh lính của lực lượng này đều vượt trội về thể lực, khả năng chiến đấu và khả năng thích nghi cao.
Chế độ huấn luyện rất khắc nghiệt
Ngay sau khi thành lập không lâu, ROKMC đã nhanh chóng được đặt cho biệt danh “Ghost Buster” bởi sức sát thương và sự chính xác từ những viên đạn của họ.


Delta Force
Tổng quan:
Tên chính thức : 1st Special Forces Operational Detachment-Delta
Tên thường gọi : Delta Force
Quốc gia : Hoa Kỳ
Chức năng : Lực lượng chuyên trách các điệp vụ đặc biệt
Cơ quan chủ quản : Bộ tư lệnh các điệp vụ đặc biệt Hoa Kỳ
Thành lập : Đơn vị này sáng lập bởi Đại Tá Charles Beckwith vào năm 1977.
Bộ chỉ huy : Fort Bragg, North Carolina.
Huy hiệu đặc trưng của lực lượng Delta Force
Nhiệm vụ:
- Là một lực lượng hành động đặc biệt và là nòng cốt của Bộ chỉ huy các chiến dịch đặc biệt Joint Special Operation Command (JSOC).
- Công việc chính của Delta Force là chống khủng bố và thực hiện các chiến dịch quốc gia, nhưng đây là một lực lượng thiện nghệ có khả năng thực hiện nhiều sứ mệnh khác bao gồm: giải cứu con tin, đột kích và tiêu diệt hang ổ của lực lượng đối phương…
Luôn có mặt tại những nơi hiểm nghèo nhất
- Delta Force tham gia lần đầu với chiến dịch Vuốt Đại bàng (Operation Eagle Craw), giải cứu các con tin của Đại sứ quán Hoa Kỳ bị nhà cầm quyền Iran bắt giữ tại Tehran.
- Vào năm 1989, Delta Force từng đánh chiếm và khống chế các nhà chức trách trong quân đội tại Panama, phá hủy các giàn phóng tên lửa Scud của Iraq, can thiệp vào miền Trung cũng như Nam Mỹ nhằm bắt giữ bọn buôn ma túy và các chất gây nghiện từ Columbia và thành công trong chiến dịch tại Bosnia.
- Delta Force còn trực tiếp tham gia vào 12 chiến dịch lớn khác của quân đội Hoa Kỳ tại Panama, Iraq, Somalia, Afghanistan… Gần đây nhất là chiến dịch: Operation Vigilant Resolve tại Iraq vào năm 2004
Tổ chức:
- Quân số Delta Force của thường vào khoảng từ 200-300 người nhưng có thể huy động lên đến 2500 binh sĩ khi cần thiết.
- Đơn vị cơ bản nhỏ nhất của Delta Force là nhóm, gồm từ 4 đến 5 người, mỗi nhóm có một chức năng chuyên môn riêng. Bậc thứ hai là một toán quân, gồm từ 4 đến 5 nhóm. Cuối cùng là một đội, gồm 2 nhóm có 2 chức năng riêng biệt : Assault ( Tấn công) và Sniper (Bắn tỉa).

Một Sniper chính hiệu Delta Force
Huấn luyện:
- Nguồn tuyển mộ lớn nhất là từ Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ (thường gọi là Lính mũ nồi xanh) và Trung đoàn 75 Biệt Kích Mỹ.
- Không phải ai cũng có thể gia nhập Delta Force. Ứng viên phải tham gia một khóa tuyển mộ gắt gao gồm các bài điền kinh hạng nặng . Các ứng viên không đạt chuẩn sẽ bị loại dần trong suốt khóa huấn luyện.
- Các ứng viên được chọn sẽ được huấn luyện trong 6 tháng với chương trình riêng của Delta Force.
Những thông tin thêm:Lầu Năm Góc quản lý chặt các thông tin về Delta Force và từ chối bình luận công khai về các hoạt động của lực lượng này . Đội viên Delta ít khi mặc quân phục, trang phục thường dân là trang phục chính của họ.

Họ được biết đến như những chiến binh bí mật. Khi mặc đồng phục quân đội, trên áo họ luôn thiếu những cái tên. Kiểu tóc và râu luôn theo tiêu chuẩn dân sự để có khả năng ngay lập tức hòa hợp trong mọi hoàn cảnh khi có nhiệm vụ mà không bị nhận diện là một quân nhân.
Một điều thú vị về tên của lực lượng này Delta Force hay lực lương DELTA:
D- Defend (phòng thủ): bảo vệ đồng đội của bạn, yểm trợ cho họ khi đội của bạn đang tiến về phía trước

E – Engage : đón đầu kẻ thù của và gây cho chúng sự bất ngờ
 
L – Liberate: bảo vệ tính mạng những con tin và giải phóng họ
T – Tactics (chiến thuật): kẻ có chiến thuật hay sẽ là người chiến thắng
A – Action (hành động): luôn luôn hành động. Bạn sẽ không thể dành chiến thắng nếu không biết chớp lấy thời cơ.



SPETSNAZ
Giới thiệu:
SPETSNAZ là lực lượng đặc biệt lớn nhất và cũng bí mật nhất của Liên bang Xô Viết trong thập niên 70, 80 của thế kỷ 20. Đây là đội đặc nhiệm hoạt động rất mạnh trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Spetsnaz viết tắt của từ “Spetsialnoye nazranie” có nghĩa là tác chiến ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ điều kiện gì. Hiện nay cụm từ này là dùng để chỉ chung cho các nhiệm vụ đặc biệt và có tính nguy hiểm cao.
Huy hiệu đặc trưng của Spetsnaz
Nhiệm vụ:
Trong khoảng thời gian còn dưới quyền của các nhà lãnh đạo Xô Viết, các nhiệm vụ chính của Spetsnaz bao gồm: trinh sát, tuyên truyền chính trị, xâm chiếm, ám sát và cả bắt cóc.
Spesnatz những ngày đầu thành lập
Mặc dù chiến tranh lạnh đã kết thúc từ lâu nhưng Spesnatz vẫn là một lực lương không thể thiếu của quân đội Liên Bang Nga. Ngày nay nhiệm vụ của họ đã có nhiều thay đổi như chống khủng bố, bảo vệ an ninh quốc gia…
Nhiệm vụ của Spetsnaz là bảo vệ cho các nhân vật VIP hàng đầu
Spetsnatz có thể thực hiện rất nhiều loại nhiệm vụ nhưng chủ yếu là những nhiệm vụ liên quan đến chiến tranh. Thậm chí ngay khi chiến tranh chưa nổ ra, họ đã nhanh chóng thực hiện những nhiệm vụ tiền đề.
Đào tạo:
Giống như tất cả các lực lượng đặc nhiệm khác, các binh lính trong Spesnatz được áp dụng một chế độ luyện tập rất khắc nghiệt bao gồm các bài tập về thể lực, tâm lý, ngụy trang, cứu thương và thậm chí là cả buôn bán kinh doanh.
Chế độ huấn luyện khắc nghiệt
Do thường xuyên được đặt trong các tình huống báo động giả định nên khả năng phản xạ và cơ động của Spesnatz là cực cao.
Các thành viên của Spetsnaz có khả năng thành thạo tính năng của rất nhiều loại vũ khí hiện đại và tiên tiến nhất trên Thế Giới. Nhưng họ lại nổi tiếng với biệt tài sử dụng dao cận chiến.
Spetsnaz là những tay Tanker dũng cảm
Hay những Sniper cừ khôi
Họ cũng được huấn luyện các kỹ năng theo dõi, tuần tra, ám sát cũng như là những kỹ năng sống sót, phá hoại, tấn công, phòng thủ, bảo vệ cứ điểm. Đồng thời thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ.
Tổ chức:
Mỗi tổ chức quan trọng ở Nga đều có lực lương Spenatz của riêng mình với mục đích thăm dò và bảo đảm an toàn. Hiện tại lực lượng Spesnatz được chia thành 15 đội hoạt động độc lập. Nhưng ở những chiến dịch lớn, những đội này có thể kết hợp với nhau.
Khi Liên bang Xô Viết tan rã, Spetsnaz dần dần đi vào quên lãng nhưng vào kỳ Thế vận hội Olympic tại Matxcơva, lực lượng đặc biệt này được gầy dựng lại với hai lực lượng riêng biệt có tên là AlphaVympel.
Alpha hay Spetszgruppe (A) : do chủ tịch KGB (Komitet Gosudarstvennoy Bezopasnosti – Ủy ban An ninh Quốc gia) - Yury Andropov thành lập vào ngày 28 tháng 5 năm 1974 . Với nhiệm vụ chủ yếu là chống khủng bố và giải thoát con tin, bảo đảm an ninh quốc gia…
Vympel hay Vega/Spetszgruppe(V) : cũng do KGB thành lập vào ngày 19 tháng 8 năm 1981.Thành viên của Vympel hoạt động mạnh trong thời kì chiến tranh lạnh với các nhiệm vụ bí mật như: tình báo, trinh sát, ám sát…
Sau khi KGB tan rã cùng với Liên Bang Xô Viết, hiện nay Spetsnaz trực thuộc GRU (Glavnoe Razvedyvatelnoe Upravlenie) – Cơ quan tình báo quân đội Liên Bang Nga.
Độ tuổi tối đa của các thành viên trong lực lượng Spetsnaz40.
Những chàng trai Spetsnaz đầy mạnh mẽ…
Chiến công:- Cuộc chiến tại Afghanistan năm 1991 là cuộc chiến lớn nhất mà Spetsnaz tham gia và đóng vai trò chủ lực của quân đội Nga.

- Ngày 19/08/1991, Spetsnaz có tham gia vào cuộc đảo chính quân sự tại Thủ Đô Moscow.
- Năm 1992 chỉ với 6 người Spetsnaz đã bắt giữ một nhóm vũ trang làm tiền giả tại Moscow.
- Năm 1993 lực lượng này đã ngăn chăn được một vụ vận chuyển lớn nguyên liệu hạt nhân trái phép qua biên giới.
- Spetsnaz luôn có mặt tại các điểm nóng như: Tbilisi (Gru-di-a), Baku (Azerbaijan), Stepanakert, Kishinyov (Moldova)…
Những hoạt động của Spetsnaz hầu hết đều đặt trong vòng bí mật thậm chí một số hoạt động nhạy cảm không được chính cơ quan quản lí của Spetsnaz thừa nhận. Tuy nhiên Spetsnaz vẫn là một trong những lực lượng đối trong của Liên Bang Nga hiện nay khi những quốc gia khác cũng trang bị cho mình những đội quân đặc biệt như SAS, Navy Seal, GSG9…
Qua những thập niên đầy biến động lực lượng đặc nhiệm đã trở thành lực lượng mạnh trong lực lượng vũ trang Liên Xô. Một tướng lĩnh cao cấp quân đội Liên Xô đã đánh giá trong một tạp chí chuyên ngành rằng: “Bộ đội đặc nhiệm giống như một lưỡi kiếm đã rút ra khỏi vỏ, vô cùng sắc bén, trong giờ phút nguy cấp nó thể hiện sức mạnh thần kỳ và to lớn vô song”.

Lữ đặc nhiệm hải quân: có 4 lữ, phối thuộc cho 4 hạm đội hải quân. Một lữ gồm 1 lữ bộ, 1 đại đội trực thuộc, 1 đại đội tàu ngầm mi ni, 2 đến 3 tiểu đoàn người nhái, 1 tiểu đoàn dù, 1 đại đội thông tin và 1 chi đội chi viện. Để tránh bộc lộ tên thật, các thành viên của lữ đặc nhiệm hải quân có lúc mặc quân phục của hải quân lục chiến, có lúc lại mặc những kiểu quân phục khác. Lính dù thường mặc quân phục lính dù hải quân; đặc nhiệm trên tàu ngầm thông thường mặc quân phục của lính tàu ngầm; những người khác có thể mặc trang phục của lính hậu cần, pháo binh bờ biển hoặc đồ lính hoặc đồ sĩ quan.
Trung đoàn đặc nhiệm: có 3 trung đoàn, phối thuộc tại bộ chỉ huy tại 3 hướng chiến lược miền tây, miền tây nam và viễn đông mỗi nơi 1 trung đoàn. Trung đoàn bao gồm 1 trung đoàn bộ và 67 đại đội phá hoại, biên chế từ 700 đến 800 người.
Đại đội đặc nhiệm: có 41 đại đội, tại mỗi tập đoàn quân phối thuộc 1 đại đội. Đại đội gồm 1 đại đội bộ, 3 trung đội dù, 1 trung đội thông tin và một phân đội chi viện, biên chế 115 người, có 9 sĩ quan, 11 chuẩn uý và 95 chiến sĩ. Nhiệm vụ của đại đội là hoạt động trong vùng địch cách tiền tuyến từ 100 đến 150 km với đội hình xé lẻ thành các phân đội. Trung đội thông tin tới các tổ trong cự ly 1.000 km. Trong khi hoạt động trong vùng địch, một đại đội này có thể chia thành 15 tổ chia ra hoạt động, cũng có thể hợp thành đội hình thống nhất.
Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm Liên Xô còn bao gồm 20 phân đội đặc nhiệm tình báo và 12 phân đội trinh sát đặc nhiệm. Với 20 phân đội tình báo đặc nhiệm, tại mỗi phương diện quân hoặc hạm đội có một phân đội phố thuộc. 12 phân đội trinh sát đặc nhiệm trực thuộc cơ quan tình báo Bộ Tổng tham mưu. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng đặc nhiệm là: thu thập tin tức quan trọng bao gồm tin tức về vũ khí hạt nhân chiến lược, tên lửa chiến dịch chiến thuật, thiết bị tại sân bay và hải cảng, đầu mối giao thông và thông tin liên lạc, chuẩn bị bãi đáp cho máy bay trong vùng địch hậu, hoặc dẫn đường cho bộ đội phá huỷ kho vũ khí hạt nhân của địch hoạt động phá tuyến giao thông, thực hiện tấn công mang tính kiềm chế, bắt cóc, ám sát quan chức cao cấp địch
Lực lượng đặc nhiệm Bộ Nội vụ do Bộ Nội vụ chỉ huy, trực tiếp chịu trách nhiệm với bộ thống soái tối cao. Biên chế 260.000 người, theo cơ cấu sư đoàn, trung đoàn bộ binh cơ giới. Nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ lãnh đạo cao cấp của cơ quan Đảng, chính quyền và đảm bảo an ninh cho các chuyến thăm của nguyên thủ nước ngoài, bảo vệ an ninh tại một số mục tiêu quan trọng như cơ quan Đảng, chính quyền, sân bay, cơ quan nghiên cứu, nhà máy điện, trung tâm thông tin hoặc tham gia chống bạo loạn. Phạm vi của các hoạt động tác chiến thường không vượt ra ngoài biên giới quốc gia hoặc các nước thuộc phe “xã hội chủ nghĩa". Về sau nhiệm vụ được mở rộng sang cả lĩnh vực chống khủng bố. Trong đó phải kể đến lực lượng tinh nhuệ được hết sức giữ bí mật đó là “Đội hành động đặc biệt”. Ngày 8 tháng 3 năm 1987, một chiếc máy bay chở khách động cơ phản lực TU-154, chở theo 76 hành khách bay theo tuyến Yakutzk đến Leningrad thì bị 11 kẻ khủng bố bắt cóc. Máy bay hạ cánh xuống một sân bay quân sự tại Leningrad, “đội hành động đặc biệt” được lệnh xuất kích. Trong trang phục các thợ máy làm nhiệm vụ tiếp dầu, nạp điện máy bay, họ xông vào trong khoang, tiếp đó là màn đấu súng quyết liệt diễn ra. Chỉ trong vòng một phút, 5 tên không tặc bị bắn hạ, 6 tên còn lại bị bắt, cuộc giải cứu thành công. Bộ đội đặc nhiệm KGB là chiếc “chân kiêng lớn nhất trong “thế chân kiềng” của lực lượng đặc nhiệm Liên Xô, biên chế khoảng hơn 300.000 người, còn nhiều hơn toàn bộ lực lượng vũ trang của một quốc gia thông thường. Lực lượng này không chịu sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu mà báo cáo trực tiếp với tổng hành dinh KGB tại Moscow, tiếp đó tin tức được nhanh chóng chuyển sang điện Kremlin. Nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng này là bảo vệ điện Kremlin và các mục tiêu quan trọng của nhà nước, bảo vệ đường biên giới, chống bạo loạn và thực hiện “những nhiệm vụ nhạy cảm” tại nước ngoài.

Trong KGB, các đơn vị đảm nhiệm công tác đặc biệt gồm có: cục 7 KGB, tức cục bộ đội biên phòng. Cục này có binh lực tinh nhuệ cấp sư đoàn hoặc trung đoàn cấp 1, trong đó có “Sư đoàn Terzenskis” nổi tiếng. Nghe nói cục bộ đội biên phòng có khoảng 7 sư đoàn như vậy. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là dẹp bạo động trong nước hoặc thực hiện hoạt động tác chiến đặc biệt ở ngoài nước. Trong lực lượng tấn công vào cung điện Daruraman của Afghanistan lần này có một bộ phận thuộc quân số của cục 7 KGB.

Cục 3 KGB, tức cục tình báo bộ đội vũ trang. Cục này có một bộ phận đặc nhiệm chuyên trách theo dõi quân đội. Căn cứ mệnh lệnh của Kremlin, họ gài người vào các cơ quan chỉ huy cấp một của các quân chủng hải lục không quân, thông qua một loạt các cơ cấu phối thuộc nằm trong các đơn vị của lực lượng vũ trang (bao gồm lực lượng đặc nhiệm Bộ Nội vụ và đặc nhiệm KGB), qua các “phòng đặc biệt” để hoàn thành những nhiệm vụ đặc biệt này, đây chính là “tai mắt tự động để KGB kiểm soát quân đội.
Cục 1 KGB, tức là cục hoạt động đối ngoại. Trong cục này có một “nhóm chấp hành nhiệm vụ” chuyên thực hiện các “sứ mạng đặc biệt quan trọng” như ám sát, bắt cóc, phá hoại, các cơ quan tình báo nước ngoài gọi họ là lực lượng đặc nhiệm “chuyên lo việc riêng”.
Vũ khí trang bị của lực lượng đặc nhiệm KGB cũng khác với những lực lượng bình thường. Ngoài súng ngắn, súng trường tiểu liên tấn công, súng bắn tỉa, súng máy và các loại vũ khí hạng nhẹ khác, họ còn được trang bị các loại trang bị đặc trưng khác như xuồng cao tốc, máy bay trực thăng,xe bọc thép, xe tuần tiễu bọc thép, xe chở quân, pháo kính nhìn đêm, đèn pha, thiết bị báo động và liên lạc, rada, thiết bị theo dõi giám sát và các loại vũ khí trang thiết bị hạng nặng khác.
Họ chính là những dũng sĩ trên thao trường

Các chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, trong trường hợp chiến tranh xảy ra, lữ đặc nhiệm “đối phó VIP” của Liên Xô sẽ được tung vào cuộc, toả đi khắp hướng ám sát các nguyên thủ, lãnh đạo của thế giới phương Tây. Nhưng chiến sĩ bí mật đó rời khỏi căn cứ, hoá thân thành các vận động viên tham dự vào đội hình “đội thi đấu thể thao”, tiến hành huấn luyện đặc biệt, sau đó họ đàng hoàng dấn thân vào thế giới phương Tây. Người vận động viên Liên Xô đoạt huy chương vàng đua thuyền tại Thế vận hội chính là một nhân vật đáng sợ kiểu như vậy.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đặc biệt, quá trình tuyển chọn thành viên cho đội đặc nhiệm hết sức nghiêm khắc, ngoài sự khoẻ mạnh về thể lực và sự dũng cảm thông minh, điều chủ yếu là đáng tin cậy về bản lĩnh chính trị. Công tác tuyển chọn thông thường được tiến hành trước khi tân binh thực hiện nghĩa vụ quân sự của họ. Sau khi tuyển quân, tân binh được phân loại dựa trên yếu tố chính trị thể chất và trình độ văn hoá. Những người ở đẳng cấp cao được đưa vào lực lượng bảo vệ điện Kremlin, lực lượng thông tin tổng hành dinh KGB, lực lượng đặc nhiệm và lực lượng biên phòng KGB. Do vậy, lính đặc nhiệm có thể được chọn từ những người xuất sắc nhất, thậm chí có thể tuyển lựa từ lính dù, lính tên lửa chiến lược, lính trên tàu ngầm hạt nhân và các lực lượng tinh nhuệ khác. Sau khi tân binh được đưa vào trong hàng ngũ lính đặc nhiệm họ phải trải qua sự huấn luyện ngắn ngủi căng thẳng và được sàng lọc. Những hạt giống ưu tú, được đưa đến các tiểu đoàn huấn luyện bộ đội tác chiến và tham gia huấn luyện, ra khỏi đây họ đã trở thành các quân nhân chuyên nghiệp.



1.NHÓM ALPHA





Nhóm Alpha (hay còn gọi là Nhóm A) được thành lập vào ngày 29/7/1974 theo sáng kiến của Giám đốc KGB Liên xô thời đó là Yuri Andropov và lãnh đạo Tổng cục 7 KGB - Đại tướng Aleksey Beschastnyi. Lúc đó, Nhóm Alpha là biệt đội tuyệt mật, cho tới năm 1985 Nhóm chỉ chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng bí thư ĐCS và lãnh đạo KGB.

Cho đến tháng 8/1991, tên gọi đầy đủ của biệt đội này là Nhóm A thuộc Tổng cục 7 KGB Liên bang Xô-viết. Lúc đầu quân số của Nhóm A rất hạn chế - không quá 40 người, chủ yếu là các nhân viên KGB được huấn luyện đặc biệt.
Mục tiêu hành động của Nhóm A là đấu tranh chống khủng bố và các hoạt động cực đoan khác liên quan tới bắt cóc con tin, phương tiện giao thông, các cơ sở của nhà nước trên lãnh thổ Liên xô cũng như ở nước ngoài.

Tính đến thời điểm Liên xô tan rã thì Nhóm Alpha có khoảng 500 sĩ quan, ngoài Mát-xcơ-va thì còn có các phân nhóm ở Ki-ép, Min-xcơ, Krasnodar, Ekaterinburg và Alma-Ata.
Sau khi Liên xô tan rã, Nhóm A sáp nhập vào Tổng cục cảnh vệ LB Nga. Từ đó cho đến năm 1993, Nhóm A còn làm thêm một nhiệm vụ nữa - bảo vệ Tổng thống. Tháng 8/1995, sau khi ông M. Barsukov lên làm Giám đốc FSB, Nhóm Alpha được tách khỏi Tổng cục cảnh vệ và nhập vào FSB.

Các thành viên của ALFA được tuyển chọn từ những đơn vị lính dù thiện chiến, cảnh sát đặc nhiệm…. Tất cả đều có khả năng sử dụng mọi loại vũ khí, kể cả của Phương Tây, lái xe, trực thăng, xe tăng hạng nhẹ, bơi lặn…Ngoài ra còn có các chuyên gia về chất nổ, thông tin, leo núi, đàm phán, tâm lý, y học…Đội tác chiến dưới nước thường tập luyện tại Hạm đội biển Bắc và Cuba

Tháng 12/1979 - Nhóm A tham gia tập kích dinh thự Tổng thống Afghanistan Hafiz ul-Aman. Họ chia làm 3 đội, đi trên xe BTR vượt đạn lửa xông vào khu dinh thự. Sau đó các chiến sỹ Nhóm A đột nhập vào bên trong dinh thự dưới làn đạn lửa dày đặc. Cuối cùng Tổng thống ul-Aman đã bị giết chết. Phía Nga có 5 chiến sỹ đã hy sinh, trong đó có 2 người của Nhóm A: Dmitriy Zudin và Genadiy Volkov.

Phi vụ nổi tiếng nhất của ALFA là tấn công cung điện của quốc vương Afghanistan: Dar-ul-aman (Afghanistan, December 27, 1979). Đây là tổ hợp ba toà nhà trên đồi, có thể quan sát 360 độ, chỉ có 1 con đường độc đạo đi lên, xây dựng cực kỳ kiên cố, tường có thể chống được đạn 23mm.Thường có 2000 lính của lực lượng mujahideen canh giữ, trang bị vũ khí đầy đủ, cả vũ khí chống tăng. Tuy nhiên hôm đó chỉ còn 200 tên, với 7 xe tăng, trong đó có2 xe án ngữ trước cổng. Cách đó khoảng 500m là tổng hành dinh quân đội, có hệ thống phòng không và nhiều trại lính, cảnh sát xung quanh bảo vệ. Để hỗ trợ cho ALFA, lính dù có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu này. 49 lính ALFA được chia thành hai nhóm Grom" (Thunder) 25 người và ZENITH 24 người, trang bị 2 xe ADV, 6 BTR, 6 BMP. Trận chiến diễn ra trong vòng 30 phút, toàn bộ các mục tiêu đều bị tiêu diệt, trong đó Tư lệnh không quân. Đội ALFA mất 1 xe BTR, 1 xe BMP, 5 người thiệt mạng, 13 người bị thương .

Trận này phía Nga có hơn 60 lính đặc nhiệm của KGB, dội 15 thuộc lực lượng đặc nhiệm của GRY và lính dù với tổng số lên đến 650 người. Tổn thất là chết 5 của KGB trong đó 2 thuộc ZENIT, 2 thuộc GROM và chỉ huy của họ đại tá BOIARINOV và 5 của GRY. Tất cả lính đặc nhiệm đều bị thương trong đó có 17 bị thương nặng. Số lính dù tổn thất bao nhiêu không biết. Bên Afgan trong số 2500 lín bảo vệ cung AMIN chết hơn 300, khaỏng 1700 ra hàng và số còn lại chạy được vào núi.

• 18/12/1981 - vô hiệu hoá 2 tên tội phạm có vũ trang bắt cóc 25 học sinh trong 1 trường học làm con tin.
• 02/3/1982 - vô hiệu hoá công dân Liên xô Ushakov trên lãnh thổ ĐSQ Mỹ tại Nga. Ushakov mang trong mình thiết bị nổ (bom mìn) tự tạo.
• 18-19/11/1983 - giải cứu con tin bị bắt giữ trên máy bay Tu-134 ở Tbilisi.
• 20/9/1988 - giải cứu hành khách trên máy bay Tu-134 bị lực lượng quân đội vũ trang bắt giữ.
• Năm 1988 - ở thành phố Mineralnye Vody, nhóm vũ trang nước ngoài Yakshjanza cướp 1 xe buýt chở học sinh và bắt cóc họ làm con tin. Nhóm A đã tiến hành chiến dịch "Grom", đến tận Tel-Aviv để giải cứu các con tin.
• 13/8/1990 - chiến dịch giải cứu con tin bị bắt giữ trong 1 khu cách ly ở thành phố Sukhumi.
• Tháng 1/1991 - Nhóm A tham gia đánh chiếm đài truyền hình thành phố Vilnyus. Trong chiến dịch này một chiến sỹ nhóm A là Victor Shatskikh đã bị hy sinh.
• Tháng 8/1991 - trong thời gian diễn ra đảo chính, các chiến sỹ nhóm Alpha đã có một cuộc họp không chính thức và đã quyết định thông tham gia tập kích Quốc hội Cộng hoà liên bang Nga Xô-viết.
• 04/10/1993 - khi xảy ra chính biến, nhóm Alpha được lệnh tấn công toà nhà Nghị viện LB Nga. Nhóm đã đến bên nhà Nghị viện, tiến hành thương lượng với lãnh đạo lực lượng vũ trang Liên bang và đội cảnh vệ Nghị viện. Cuối cùng Alpha đã xông vào trong toà nhà đưa người ra ngoài. Kết quả là một chiến sỹ Alpha đã thiệt mạng - Genadiy Sergeev, trong lúc đang đưa người bị thương ra khỏi toà nhà. Theo lời của các chiến sỹ Alpha khác chứng kiến sự việc thì Sergeev đã bị bắn một phát trúng vào khu vực không được bảo vệ ở giữa mũ và áo giáp, viên đạn được bắn từ toà nhà đối diện nhà Nghị viện.
• 17/6/1995 - Nhóm Alpha tấn công vào bệnh viện thành phố Budenovsk. Lúc đó, một nhóm khủng bố dưới sự cầm đầu của S. Basaev đã bắt giữ hơn 1.000 con tin. Trong chiến dịch này, một số chiến sỹ đã hy sinh, đó là Dmitriy Burdyaev, Dmitriy Ryabinkin và Vladimir Solovov, 15 chiến sỹ khác bị thương.
• 20/9/1995 - giải cứu con tin bị bắt giữ trên một chiếc xe buýt, bọn khủng bố đã đòi một chiếc trực thăng chở chúng đến Makhachkala.
• Tháng 10/1995 - giải cứu con tin là hành khách trên một chuyến xe buýt ở Mát-xcơ-va, tên khủng bố đã bị bắn chết

Đã không ít giả thiết đặt ra để trả lời cho câu hỏi tại sao lại có tên gọi là “nhóm A”? Tại sao không phải là bất kì một tên gọi khác?

Một trong số những giả thiết – đó có thể là chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái La tinh. Theo một giả thiết khác thì có thể lấy theo chữ cái đầu tiên trong họ của Chủ nhiệm ủy ban an ninh Quốc gia Андропов – người kí sắc lệnh thành lập nhóm (nguyên tổng bí thư CCCP) và thứ ba – tên gọi được chọn theo chữ cái đầu tiên của từ «антитеррор».

Nhóm “Alpha” chỉ là cách gọi “mĩ miều” của các nhà báo đặt cho “nhóm A” trong thời gian tấn công trung tâm truyền hình Вильнюсск vào năm 1991. Và từ đó trở thành cách gọi quen thuộc mỗi khi nhắc tới nhóm A.


Nền móng của nhóm là 30 thành viên. Và tiền thân là những người có nhiệm vụ bảo vệ ngoại giao đoạn của “phòng 7” trực thuộc Ủy ban an ninh Quốc gia KGB. Việc tuyển chọn thành viên cũng chỉ giới hạn trong các sỹ quan của KGB, và trực tiếp Андропов thực hiện việc kiểm tra việc tuyển chọn những thành viên.

Yêu cầu tuyển chọn: không ít hơn 5 năm kinh nghiệm trong những công việc cùng tính chất, sức khỏe tốt, thần kinh ổn định. Những cuộc nói chuyện trong thi tuyển do thiếu tá KGB Роберт Ивон thực hiện. Người vào năm 1977 đã trực tiếp chỉ huy nhóm. Và đội trưởng đầu tiên là Виталий Бубенин

2.NHÓM VYMPEL
Nhóm Vympel được thành lập vào ngày 09/8/1981, thuộc Sở C (tình báo ngầm) Tổng cục 1 KGB Liên xô. Thời đó, Vympel là nhóm biệt kích tình báo ở nước ngoài hàng đầu. Trước Vympel đã từng có các nhóm khác cùng nhiệm vụ, đó là các nhóm Zenit và Kaskad. Tên chính thức của Vympel là "Trung tâm đào tạo đặc biệt thuộc KGB Liên xô".
Nhóm Vympel được lãnh đạo Sở C - thiếu tướng Yuri Ivanovich Drozdov thành lập theo lệnh của Giám đốc KGB Liên xô. Người chỉ huy đầu tiên của Nhóm Vympel là Anh hùng Xô-viết Evald Grigorievich Kozlov. Nhóm Vympel có khoảng 1000 người.
Mỗi chiến sĩ Vympel biết ít nhất 1 ngoại ngữ, biết về đất nước, nơi mà anh ta sẽ làm nhiệm vụ. Các binh sĩ Vympel được huấn luyện lặn trong lữ đoàn 17 ở thành phố Ochakov, được các chuyên gia Nicaragua huấn luyện xạ kích rồi thực tập ở Cuba. Họ còn được huấn luyện leo núi, tập luyện trên các phương tiện bay hạng nhẹ. Theo lời của ông Drozdov, khi ấy chi phí huấn luyện một chiến sĩ Vympel vào khoảng 100.000 rúp mỗi năm. Quá trình tập huấn kéo dài 5 năm.

Các binh sĩ Vympel đã tiến hành các chiến dịch đặc biệt ở ngoài Liên xô (chủ yếu là Afghanistan), tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm độc đáo về nghiệp vụ tình báo và biệt kích, chiến đấu với khủng bố và giải cứu con tin.


Năm 1991 sau khi xảy ra đảo chính, Nhóm Vympel được chuyển sang cho Bộ an ninh LB Nga quản lý. Năm 1993 Nhóm nằm trong thành phần Cơ quan an ninh của Tổng thống.
Khi diễn ra chính biến tháng 10/1993, cũng như Alpha, Vympel đã kháng lệnh tấn công Nghị viện, kết quả là Nhóm đã bị chuyển sang Bộ Nội vụ quản lý. Ở đó, Nhóm Vympel được đặt một cái tên mới - Vega. Trong số vài trăm chiến sĩ Vympel, chỉ có 50 người chịu mang quân hàm cảnh sát (số còn lại giải ngũ hoặc chuyển sang đơn vị khác). Được tin Vympel giải tán, một số quan chức cơ quan an ninh Mỹ đã đến Mát-xcơ-va mời họ (các cựu chiến binh Vympel) về làm việc cho Mỹ. Nhưng các chiến sĩ Vympel đã từ chối những lời mời kia. Một số đã chuyển sang cơ quan tình báo ngoài nước, một số khác chuyển sang Bộ các tình trạng khẩn cấp, 20 người về Trung tâm đặc nhiệm thuộc FSB.

NHÓM SIGNAL FLAG
KGB đã ủy quyền cho Cục C (Cục Điệp báo bí mật) phụ trách mọi hoạt động của lực lượng Signal Flag. Tên gọi thông thường của lực lượng này là Trung tâm huấn luyện độc lập của KGB và phiên hiệu ban đầu là 35690, sau đổi thành 5555. Tiêu chuẩn tuyển chọn những ngày đầu chỉ coi trọng kinh nghiệm, còn yêu cầu về thể năng không quá khắt khe. Nhưng sau này, Signal Flag do phải đảm nhiệm các nhiệm vụ đặc biệt ngày càng nhiều, vì vậy yêu cầu tuyển chọn cũng ngày càng cao và thể năng trở thành một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu.


Đầu năm 1991, Signal Flag đã phát triển với quân số 1.200 người, trong đó 90% là sĩ quan. Đối tượng được tuyển chủ yếu là những sĩ quan trẻ ưu tú từ Cục An ninh liên bang, lực lượng đột kích đường không, lực lượng biên phòng và học viên tốt nghiệp loại xuất sắc của các trường quân sự. Tuổi đời của họ từ 22 đến 27. Một điều quan trọng khác trong tuyển chọn thành viên của Signal Flag là những người này phải biết hai ngoại ngữ, trong đó thông thạo một ngoại ngữ, còn một ngoại ngữ phải dịch được các tài liệu, văn bản có sự trợ giúp của từ điển. Không chỉ vậy, họ còn phải trải qua khâu kiểm tra cá tính và kiểm tra bài viết, từ đó mới đánh giá được mức độ thông minh và trí tuệ. Theo chuẩn mực đó thì cứ 15 đến 20 người thì mới chọn được 1 người.


Sau khi được tuyển chọn, các chiến sĩ sẽ phải trải qua các khóa huấn luyện, tác chiến thực tế trong vòng 10-15 năm, sau đó căn cứ vào nhu cầu của tổ chức và khả năng có thể phiên sang bộ phận khác trong đó, 5 năm đầu chủ yếu là huấn luyện. Trước hết, họ được huấn luyện, đào tạo lại các chuyên ngành đặc biệt tại các lớp đào tạo sĩ quan của KGB hoặc Học viện Trinh sát của KGB. Tất cả học viên phải trải qua quá trình huấn luyện 4 giai đoạn về kỹ năng chuyên môn.

Giai đoạn 1 là giai đoạn huấn luyện cơ bản. Các học viên sẽ được huấn luyện hành quân việt dã và khẩn cấp vượt qua các khu rừng nguyên thủy và các vùng đầm lầy. Ở giai đoạn này, học viên phải sống ở trong vùng lầy lội với các xác chết, rắn, rác bẩn... để làm quen và loại bỏ tâm lý sợ hãi. Giai đoạn 2 là huấn luyện năng lực sinh tồn và khả năng chịu đựng. Các học viên tìm cách thích nghi ở những nơi hoang dã không có sự sống và tự biết che giấu mình trước sự truy đuổi của kẻ thù. Giai đoạn 3 là huấn luyện hành động trong các điều kiện đặc biệt. Trung tâm huấn luyện căn cứ vào địa hình, địa vật của một nước nào đó, phong cảnh và đặc điểm của một thành phố nào đó trên thế giới để tiến hành thiết kế bãi tập. Giai đoạn 4 là huấn luyện chiến đấu. Trong giai đoạn này, các học viên phải bắn trăm phát trúng cả trăm, biết lái các loại xe chiến đấu, tìm hiểu và sử dụng các loại trang thiết bị vũ khí của nước ngoài. Đồng thời, các học viên còn phải biết sử dụng các thiết bị đặt bom và thuốc nổ định hướng cỡ nhỏ, biết dùng các loại nhiên liệu đơn giản để làm bom. Đặc biệt các học viên còn nắm bắt và sử dụng thành thạo các loại điện đài, linh hoạt trong việc truyền tải tin tức, trinh sát, nghe trộm và đánh chặn thông tin.

Các thành viên Signal Flag khi triển khai hành động thường chia thành các tốp, mỗi tốp có từ 10 đến 30 người. Trong điều kiện cần thiết, vài tốp có thể nhanh chóng hợp thành một lực lượng tác chiến.

Trong 10 năm xảy ra chiến tranh tại Afghanistan, Signal Flag đã hoạt động rất mạnh. Từ những năm 90, Signal Flag bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ tấn công các phần tử khủng bố, các loại tội phạm vũ trang và các tổ chức tội phạm quy mô lớn. Cụ thể năm 1992, 10 thành viên của Signal Flag đã tiêu diệt 14 tên khủng bố có vũ trang khi chúng định tấn công vào 3 nhà ga ở Moskva và tịch thu được 1.000.000 USD giả. Năm 1993, Signal Flag đã ngăn chặn được một vụ khủng bố có quy mô rất lớn tại ngoại ô Moskva.

Gần đây, trong các cuộc giao tranh chống lại phiến quân ở Chechnya hay các vụ giải cứu con tin ở Nhà hát Lớn của Moskva, tại trường trung học ở Beslan... đều có sự đóng góp mang tính quyết định của lực lượng Signal Flag.

Một quan chức phụ trách Signal Flag cho biết, do những chiến công và quá trình huấn luyện gian khổ nên chế độ đãi ngộ của lực lượng Signal Flag cao gấp rưỡi chế độ đãi ngộ dành cho các nhân viên Cục An ninh liên bang Nga và các cơ quan liên quan khác. Mỗi tháng lương của một thành viên Signal Flag trung bình khoảng 6.000 rúp.

Đội đặc nhiệm Vympel - Niềm tự hào của Cơ quan An ninh Liên bang Nga

Đội đặc nhiệm Vympel được Ủy ban An ninh Nhà nước (KGB) Liên Xô thành lập với nhiệm vụ ban đầu là tiến hành các hoạt động tình báo - biệt kích ở ngoài biên giới, nhằm bảo vệ từ xa cho an ninh quốc gia.


Hiện Vympel đã trở thành Trung tâm đặc nhiệm của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động tình báo, phản gián, chống khủng bố và bảo vệ an ninh của công dân Nga trong cũng như ở ngoài nước. Đương nhiên, nó cũng góp phần tích cực bảo vệ an ninh cho người nước ngoài trên lãnh thổ Liên bang Nga.


Đội đặc nhiệm Vympel (gọi tắt là Đội V) được thành lập ngày 19/8/1981. Trong suốt 25 năm qua, nhất là những lúc “nước sôi lửa bỏng” quốc gia gặp nhiều khó khăn, biến cố, chiến công của các đội viên Đội V rất xứng đáng với niềm tin của Ban lãnh đạo đất nước, thể hiện rõ những phẩm chất ưu tú nhất của dân tộc Nga.

Tuy nhiên, do tính chất nghiệp vụ phải bảo đảm tuyệt mật, hoạt động của Đội V không được nhắc đến, xã hội không được biết, ngay cả đến nhiều cấp lãnh đạo KGB hay FSB cũng không thể “tò mò tìm hiểu”. Chỉ đến gần đây FSB mới được phép tiết lộ một số thông tin, nhắc đến một vài chiến công của Đội V trên mặt trận đấu tranh chống khủng bố, cũng như các mối quan hệ và sự hợp tác với các đồng nghiệp nước ngoài.

Thông qua câu chuyện của Thiếu tướng Valery Alexandrovich Kruglov, người đã tham gia ngay từ khi thành lập Đội V, từng hoạt động một thời gian dài ở Afghanistan, từng là Đội trưởng của Đội V (1994-1996) và nhiều năm chiến đấu ở Chechnya, chúng ta có thể hình dung một phần về cuộc chiến đấu trên mặt trận thầm lặng của các chiến sĩ an ninh Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay.


Ông V.A Kruglov sinh năm 1949, tốt nghiệp Trường sĩ quan cao cấp KGB, bắt đầu phục vụ trên mặt trận an ninh ở một trạm biên phòng tại biên giới Xô - Trung. Khi thành lập Đội V, ông được điều về Moskva tham gia lớp huấn luyện cấp tốc, rồi biệt phái trong thành phần nhóm Kaskad-4 (Thác nước-4) sang hoạt động ở Afghanistan.

Thiếu tướng Kruglov cho biết, công tác tuyển chọn và đào tạo các đội viên Đội V rất thận trọng, công phu, theo những yêu cầu nghiêm ngặt. Chẳng hạn, cùng khóa với ông đã tuyển chọn vài trăm sĩ quan không chỉ từ các đơn vị KGB mà còn từ các đơn vị thuộc mọi binh chủng khác như hải quân và đặc công nước, phi công và lính dù, chiến sĩ lái xe tăng và biên phòng, bộ binh và bộ đội tên lửa...

Sau khi đã tuyển chọn rất kỹ lưỡng trong khắp các đơn vị toàn quân, họ được tập trung về trường đào tạo - huấn luyện tại Balashikha ở ngoại ô Moskva. Tại đây, các chiến sĩ dự bị của Đội V được huấn luyện rất bài bản, từ rèn luyện thể lực như bơi lội, chạy, nhảy, đến sử dụng các loại vũ khí, súng đạn, bom mìn, lái xe ôtô, xe tăng, tàu thủy, tàu lặn, máy bay, máy bay lên thẳng, sử dụng thành thạo các phương tiện thông tin liên lạc... nghĩa là họ được đào tạo thành những “chiến sĩ đa năng”.


Đã bước vào con đường hoạt động tình báo, họ bắt buộc phải học ngoại ngữ, biết càng nhiều thứ tiếng nước ngoài, sử dụng càng thành thạo càng tốt. Tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán ở những nước, những nơi mà họ được phái đến, cũng là điều không thể thiếu.


Đương nhiên, với những nhiệm vụ cụ thể được giao các đội viên Đội V còn được đào tạo, huấn luyện theo những yêu cầu riêng. Ngần ấy môn học, ngần ấy tiêu chuẩn vẫn chưa đủ. Sau từng thời gian, sau từng môn học, các đội viên dự bị được sàng lọc dần.

Cuối cùng chỉ còn gần chục người, trong đó có V.A.Kruglov, trở thành đội viên thực thụ của Đội V. Họ đã được phái đến các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Các chiến sĩ Vympel cũng đã xuất hiện và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu ở những điểm nóng nhất trên lãnh thổ Liên Xô, đã tham gia giải phóng con tin tại Minheralny Vody, Budyonnovsk, Pervomaisky và các điểm nóng khác ở Bắc Kavkaz.

Đặc biệt từ năm 1998, các chiến sĩ Đội V đã tham gia rất tích cực và đạt hiệu quả cao trên mặt trận chống các lực lượng vũ trang bất hợp pháp ở khu vực Bắc Kavkaz.

Nói đến lịch sử Đội V, người ta không thể không nhắc đến chiến công trong hai chiến dịch giải phóng con tin tại Trung tâm văn hóa Dubrovsk ở Moskva ngày 26/10/2002 và tại Trường tiểu học Số 1 thành phố Beslan, thuộc Cộng hòa Bắc Osetia ngày 3/9/2004.

Nhờ mưu trí sáng suốt, khôn khéo và hành động vô cùng dũng cảm, các đội viên Vympel đã cứu sống hàng trăm con tin, trong đó có gần 300 em học sinh tiểu học, khỏi bàn tay đẫm máu của bọn khủng bố.

Cũng cần nói thêm rằng khi thành lập Đội đặc nhiệm Vympel trong cơ cấu của KGB đã có Đội đặc nhiệm Alfa hơn 6 tuổi (thành lập 29/7/1975). Dù là “anh” nhưng Alfa không hề hay biết gì về sự ra đời và hoạt động của Vympel trong một thời gian dài.

Đơn giản là vì hai đội đặc nhiệm thực hiện những nhiệm vụ khác nhau và đều phải giữ bí mật. Alfa chủ yếu thực hiện các chức năng chống khủng bố, còn Vympel làm nhiệm vụ tình báo - biệt kích mà chủ yếu lại hoạt động bên ngoài biên giới quốc gia.

Mãi tới năm 1987, Đội Vympel mới được giao thêm nhiệm vụ phối hợp với Alfa trên mặt trận chống khủng bố. Đương nhiên, kỹ thuật và chiến thuật thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố cũng khác với việc thực hiện nhiệm vụ tình báo - biệt kích.

Bởi thế các đội viên Vympel lại phải luyện tập bổ sung một số thao tác kỹ - chiến thuật. Chẳng hạn, để thâm nhập bí mật vào một tòa nhà lớn hay biệt thự, các chiến sĩ Vympel thao tác rất thành thạo trong vài phút.

Thế nhưng, để tấn công vào một tòa nhà đang có bọn khủng bố giam giữ con tin, đòi hỏi không những bí mật, bất ngờ, mà còn phải chớp nhoáng trong vài giây, chứ không thể trong vài phút. Hiện nay thì cả hai đội đặc nhiệm Alfa và Vympel đã đều nằm dưới sự chỉ huy của một trung tâm thống nhất trong FSB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét